Từ xưa đến nay dân ta có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống!” Xem vậy đủ biết, trống kèn trong tang lễ không thể thiếu được.
Trong đám tang, kèn trống chỉ bắt đầu từ Lễ phát tang, cho đến khi an táng xong về nhà làm lễ cúng an vị bàn thờ người mất là kết thúc. Thực hiện nếp sống văn hóa, từ 22 giờ kèn trống ngừng, không nên kèn trống cả đêm như ngày trước, chỉ bắt đầu sau 6 giờ sáng để khỏi ảnh hưởng tới cộng đồng.
Trong thời gian ngừng thổi kèn trống, để ấm lòng người mất tang chủ nên đặt cạnh người mất 1 đài tụng kinh niệm phật a di đà…., tùy theo tôn giáo của người đã khuất.
Hội kèn trống còn có cách gọi khác là “Ban nhạc Hiếu”, hay “Phường bát âm”.
Thế nào gọi là “Phường bát âm”? Bát âm là tám chất liệu âm thanh gọi chung cho tám chủng loại nhạc cụ khác nhau, đại diện cho âm nhạc cổ truyền tương ứng với Bát quái:
Cấn- Khôn- Đoài- Chấn- Khảm- Tốn- Ly- Càn.
Tiếng nhạc đám tang ngoài đàn, kèn, trống còn có vài cây nhị rền rĩ, nỉ non gợi nhắc nhớ lại về những chuyện xưa, về tình thân ruột thịt và cũng như là lời khóc ai oán tiếc thương về người quá cố.
Thời xưa phường bát âm gồm có 08 người để cử hành nhạc hiếu, gồm 8 loại nhạc cụ chính: trống, kèn, sáo, nhị, tam, nguyệt, thanh la, đàn bầu.

Trong một đám tang hiện nay do sự tiến bộ, phát triển đã có loa đài để kích hoạt âm thanh, để giảm tiện chi phí cho gia đình tang chủ. Nên phường bát âm rút gọn còn 4 đến 5 người vẫn đảm nhiệm như một đội bát âm thời trước.
Một ban nhạc hiếu thì phải thuần thục sử dụng tất cả các loai nhạc cụ truyền thống của phường bát âm và thuần thục cử hành được tất cả các bài nhạc hiếu như: lâm khốc, xuân cổ, xuân nữ, nam ai, nam thương, bình bán…. Và trong trường hợp những người mất từ 80 tuổi trở lên có thể cử hành thêm một số bài nhạc hiếu khác như lưu thủy, ngũ đối.
Với người mất là nữ giới sẽ thể hiện chèo đò, mục liên tìm mẹ (còn được gọi là Thanh Đề – Mục Liên).
Đối với người mất là nam giới chỉ được phép cử hành trích đoạn trèo đò đưa vong hồn sang sông.
–  Trong thời gian cử hành tang lễ theo phong tục truyền thống, đến bữa cơm thường nhật gia đình tang chủ phải có cơi trầu mâm lễ (nay được rút gọn bằng 1 cơi trầu và tiền lễ) có lời với đội nhạc hiếu để làm lễ cúng cơm cho người đã khuất. Đội nhạc hiếu sẽ cử ra một người nhiều kinh nghiệm nhất để đảm nhận việc cúng cơm, mời vong linh người mất về thụ hưởng.
Tiếng trống kèn được coi là những lời khóc than, thương tiếc của con cháu và cũng là âm thanh tiễn đưa hồn người đã mất về nơi chín suối với ông bà tổ tiên.
Ấy là chưa kể hiện nay đội nhạc hiếu còn kiêm việc khóc thay cho người đã mất (khóc mướn) gần như phổ biến, ngày càng mang tính chuyên nghiệp, có bài bản; được thể hiện rõ nỗi đau của người sống và đôi khi được đan xen là cả lời “dặn dò” của người đã khuất.
Ví dụ: Lời người con ở xa về chịu tang:
“Mọi khi nhận điện thì vui,
Hôm nay nhận điện rụng rời chân tay.
Ước gì con được về ngay,
Để con báo đáp công này mẹ ơi”!!!
Còn đây là lời dặn dò con cháu của người đã khuất:
“Tuổi Mẹ nay đã Tám mươi,
Thôi chào con cháu vẫy chào, xa nhau.
Thương Mẹ thì hãy nhớ câu.
Cháu con hiếu thảo khắc sâu trong lòng!”
Các hội kèn trống, còn làm thỏa lòng con cháu khi họ muốn thông qua hội kèn trống, cất lên lời ca, tiếng khóc bi ai sầu nhớ của lòng mình đối với người đã mất.

Bởi vậy Hội kèn trống là một thứ “ nhạc sống có hồn ” phân phối và bộc lộ nỗi lòng và sự tiếc thương sầu nhớ của người sống so với người đã mất .

Một số nơi có tập tục, người mất trẻ không có nhạc tang, chỉ đánh trống lúc phát tang và khi an táng.
Ngày trước trong đám ma, phường nhạc hiếu thường chơi hai bản “lâm khốc” và “lưu thủy” vừa bi ai, vừa lưu luyến làm mủi lòng người.

Nhất là khi đêm xuống, đám tang chuyển sang phần ai vãn, não nuột nỉ non.

Do nền kinh tế phát triển, cuộc sống có điều kiện hơn vì thế cho nên(phú quý sinh lễ nghĩa). Không ít những đám tang ở khu vực miền nam có cả nhạc trẻ, thậm chí còn đưa cả nhạc nước ngoài vào. Một số vùng còn mời hội kèn đồng bên công giáo, phục vụ đám tang cho thêm phần hoành tráng!
Điều này hoàn toàn không sai, mà chỉ thể hiện tấm lòng báo hiếu của người còn sống với người đã khuất .
 Lưu ý: các khúc nhạc đưa vào cử hành lễ tang sao cho phù hợp với hoàn cảnh phong tục tập quán tùy theo từng địa phương

Mỗi một vùng miền, một làng quê lại có những phong tục tập quán riêng, vì vậy khi quý khách sử dụng dịch vụ tang lễ trọn gói của phía công ty chúng tôi cung cấp, xin hãy mô tả thật chi tiết những tập quán phong tục đó, để thuận tiện hơn cho chúng tôi trong quá trình tổ chức tang lễ và cũng góp phần giúp lễ tang được hoàn thiện mỹ mãn.
Dịch vụ tang lễ Đố Yến Anh nhận cung cấp dịch vụ nhạc hiếu với tinh thần phục vụ chu đáo, trang nghiêm để làm vơi đi phần nào nỗi tiếc thương, an ủi rằng người quá cố đã có được một lễ tang trang trọng cũng là sự trọn vẹn cho một sự kiện cuối cùng của cuộc đời vậy.
Bảng giá:
1 – từ 2 đến 5 tiếng/Ca :              1.600.000đ – 2.000.000đ
2 – từ 8 đến 14 tiếng/Ca :            3.000.000đ – 3.200.000đ
3 – từ 14 đến 24 tiếng/Ca :          3.200.000đ – 4.000.000đ
4 – MC 3 tiếng/Ca :                      500.000đ

Bạn đang đọc: Nhạc hiếu cổ truyền

– Mọi chi tiết quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ duy nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ TANG LỄ ĐỖ YẾN ANH (TANG LỄ HÀ ĐÔNG) 

                                                                    Web: tanglehadong.com

                                                                    Đ/c: số 10E, Phố Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

                                                                    Hotline: 0389 698 696  –  091 932 9696 Mr. Tuấn 

Source: http://139.180.218.5
Category: Học kèn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *