Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Đỗ Thị Hoàng Hà – Bác sĩ Hóa sinh, Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ đã có 11 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực hóa sinh lâm sàng.

Ung thư luôn là một trong những bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việc tầm soát sức khỏe định kỳ bằng những xét nghiệm chất chỉ dấu ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc sớm, góp phần phát hiện bệnh cũng như định hướng điều trị phù hợp. Các dấu ấn marker ung thư cũng là công cụ đắc lực giúp tăng thêm tính xác định với trường hợp người bệnh chẩn đoán dương tính với ung thư.

1. Tổng quan

1.1. Ung thư là gì?

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di căn đến nơi xa, thường được phân loại theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn thương. Các tế bào ung thư trong 1 khối u (bao gồm cả các tế bào di căn) đều xuất phát từ 1 tế bào duy nhất phân chia ra. Do vậy một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát hoặc theo vị trí của tế bào đó. Ví dụ:

  • Ung thư biểu mô thường xuất phát từ tế bào biểu mô (ở ống tiêu hóa hay các tuyến tiêu hoá).
  • Các bệnh lý máu ác tính như bệnh bạch cầu (leukemia) và u lympho bào (lymphoma) có nguồn gốc từ máu và tủy xương.
  • Ung thư mô liên kết là nhóm ung thư khởi nguồn từ mô liên kết, xương hay cơ.
  • U hắc tố là do rối loạn của tế bào sắc tố.
  • U quái xuất phát từ các tế bào mầm.

Chỉ điểm ung thư

1.2. Chất chỉ điểm ung thư (marker ung thư)

Chất chỉ điểm ung thư là các sản phẩm chuyển hóa được tạo ra bởi các tế bào ung thư và những tế bào bình thường khác, đặc biệt được tạo ra với số lượng lớn với sự hiện diện của các tế bào ung thư. Nhiều chất chỉ điểm khối u là protein được tìm thấy ở trong dịch cơ thể (máu), ở mô hoặc trên bề mặt của các khối u. Một số loại dấu ấn ung thư khác có nguồn gốc từ enzyme, DNA, mô bệnh học,…Phân loại các loại marker ung thư thường dùng:

  • Cyfra 21-1 (ung thư phổi không tế bào nhỏ)
  • NSE (ung thư phổi tế bào nhỏ)
  • CA 72-4 (ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng, ung thư đại – trực tràng ..)
  • AFP (ung thư gan nguyên phát,,ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào ..)
  • CA 19-9 (ung thư tụy, ung thư đường mật, ung thư đại – trực tràng ..)
  • CEA (Các loại ung thư đường tiêu hóa, chủ yếu ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ngoài ra còn tăng trong một số loại ung thư khác như ung thư tuyến giáp, ung thư phổi ..)
  • CA 15-3 (ung thư vú)
  • CA 125 (ung thư Buồng trứng )
  • PSA (ung thư Tiền liệt tuyến)
  • Tg và Calcitonin ( ung thư tuyến giáp)
  • SCC (ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư phổi ..)

Marker ung thư có vai trò:

  • Sàng lọc, tầm soát ung thư.
  • Ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán.
  • Xác định giai đoạn bệnh.
  • Tiên lượng, đánh giá khả năng tái phát của một số bệnh như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…( các dấu ấn ung thư CEA, β2- Microglobulin, CA 15-3 ..)
  • Xác định hiệu quả điều trị một số bệnh ung thư, đánh giá khả năng đáp ứng với các liệu pháp điều trị trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bệnh.

Lưu ý: Chất chỉ điểm ung thư không phải là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ung thư, nhưng là yếu tố quan trọng giúp nhận diện bệnh khi bệnh nhân đã thực hiện những xét nghiệm lâm sàng khác (nội soi, CT scan, MRI, sinh thiết…).

2. Chỉ số xét nghiệm marker ung thư được thực hiện như thế nào?

Một số bệnh lý ung thư trọn vẹn hoàn toàn có thể tầm soát phát hiện sớm bằng cách xét nghiệm máu để tìm chất chỉ điểm, đặc biệt quan trọng nên vận dụng với đối tượng người tiêu dùng có rủi ro tiềm ẩn cao và phối hợp với những giải pháp xét nghiệm lâm sàng khác .

  • Chỉ số CEA trong máu thường có xu hướng tăng cao đối với các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư vú, vùng đầu cổ, phổi, gan, tụy, dạ dày, buồng trứng.
  • Chỉ số CA 12-5 cũng xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, ung thư phổi, ung thư vú.
  • Bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn hay ung thư buồng trứng cũng có thể khiến chỉ số AFP tăng cao.
  • CA 19-9 có thể xuất hiện trong ung thư dạ dày hay ung thư tuyến tụy.
  • Kháng nguyên PSA có thể thực hiện để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.

Như đã đề cập, những chỉ số này hoàn toàn có thể Open hoặc tăng cao vì nhiều nguyên do khác nhau. Vì vậy để việc tầm soát ung thư có hiệu suất cao thì bệnh nhân nên triển khai phối hợp với những chiêu thức chẩn đoán khác như chụp CT scan, chụp MRI, nội soi, siêu âm, sinh thiết, … dựa trên tư vấn và chỉ định của bác sĩ .
Chỉ số CEA

3. Khi nào chỉ số xét nghiệm marker ung thư có hiện tượng âm tính giả?

Chỉ số xét nghiệm marker ung thư có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Chất lượng của mẫu thử.
  • Chất lượng phòng xét nghiệm.
  • Loại marker ung thư phù hợp.

Khi kết quả chỉ số xét nghiệm marker ung thư tăng lên hoặc âm tính vẫn chưa đủ điều kiện có thể đưa ra kết luận chính xác thì bệnh nhân nên thực hiện thêm một số xét nghiệm liên quan nữa và mỗi xét nghiệm cần cách nhau 2-3 tuần để có chẩn đoán rõ ràng nhất về tình trạng sức khỏe của mình.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và sàng lọc ung thư công nghệ cao, bao gồm xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,….)

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *