Kèn cor: Tổ tiên của cây kèn cor ngày nay chính là chiếc tù và. Thoạt đầu chắc người ta dùng loại ốc biển lớn, sừng hoặc răng nanh những loài thú lớn, hoặc ngà voi để thổi, phát ra âm thanh lớn, ngân dài, gọi chung là tù và. Về sau này, để chế tạo tù và, có thể người ta đã dùng những vật liệu khác, như vỏ cây, gỗ, đất nung, thủy tinh v.v…, cuối cùng đến kim loại, nhất là đồng, là nguyên liệu được sử dụng phổ biến hơn cả. ở châu Âu, thời xưa người Do thái có loại kèn tù và gọi là Keren, người Celtes có loại tù và gọi là Karnyx, còn người La Mã có loại tù và gọi là Cornu, cũng thuộc vào hàng tổ tiên của cây kèn cor ngày nay. Từ những thời xa xư­a lắm, ngư­ời ta dùng tiếng tù và để mở đầu các trận đánh.

Vào thời Trung cổ, tiếng tù và vang lên trong các cuộc săn bắn, thi đấu, các nghi lễ trang nghiêm của cung đình. Nửa đầu thế kỷ 17 tù và đã trở thành kèn cor đi săn, một loại kèn có thang âm tự nhiên Đến lúc ấy, người ta đưa kèn cor vào trong dàn nhạc opera, như­ng chỉ đến thế kỷ 19 nó mới trở thành thành viên có mặt th­ường xuyên trong dàn nhạc giao hư­ởng.Thời cổ, chiều dài của ống kèn cor khi ch­ưa cuộn vào thì lên đến 5,90 m, cho nên người ta phải cuộn ống ấy lại theo hình tròn. Trải qua nhiều lần cải tiến, mãi đến đầu thế kỷ 19, năm 1813, ông Bluhmel vùng Silésie mới sáng chế ra hệ thống những piston, năm tiếp sau ông H. Stolzel đem áp dụng hệ thống này vào kèn cor, nhờ đó kèn cor mới thổi đư­ợc các thang âm cromatic, và dần dần loại kèn cor này thay chỗ hoàn toàn cho loại kèn cor theo thang âm tựnhiên vốn trư­ớc đó vẫn nằm trong thành phần dàn nhạc.

Loại kèn cor theo thang âm cromatic có âm vực rộng – ba quãng 8 và một quãng 6, còn người thổi giỏi hoàn toàn có thể lan rộng ra thêm một cung ( ton ) nữa. Cor là cây kèn có âm thanh thơ mộng nhất trong bộ đồng của dàn nhạc giao hưởng. Âm thanh của nó đầy đặn, sang trọng và quý phái và thướt tha. ở âm khu trầm, âm sắc kèn cor hơi ảm dạm, còn ở âm khu cao thì khá là nóng bức .

Khả năng kỹ thuật của kèn cor khá đa dạng : nó có thể chơi những âm nảy, ngắn gọn (staccato), những láy rền (trille), nhắc đi nhắc lại một âm ở tốc độ nhanh, những quãng nhảy rộng. Nhưng sở trường của kèn cor vẫn là sự liền tiếng (legato, cantilena). Khả năng diễn cảm của kèn cor rất rộng: nó có thể tham gia những nét nhạc mang tính anh hùng ca như­ trong vở Siegfried của Wagner, tính chất thơ mộng, mơ màng của ban đêm trong Giấc mộng đêm hè của F.Mendelssohn, tính cao cả trong Giao hư­ởng giọng Đô Trư­ởng của F.Schubert, có thể hát ca chậm rãi như kể chuyện trong đoạn mở đầu chương chậm giao hưởng số 5 của P.I.Tchaikovsky… Trong dàn nhạc, kèn cor có thể đảm nhiệm những đoạn độc tấu, đồng thời có thể hòa hợp rất ăn ý không chỉ với bộ đồng, mà cả với bộ gỗ nữa.

Nhạc sĩ J.Haydn đã viết hai bản Concerto cho kèn cor và dàn nhạc, Mozart viết 4 Concerto, Antonio Vivaldi viết Concerto cho 2 cor và dàn nhạc…

Bạn đang đọc: Kèn tuba | Vũ Tự Lân

Các hãng sản xuất kèn cor của Pháp như ­ Selmer, Courtois và Couesnon vẫn là những hãng có tin tưởng trên quốc tế, được nhiều nghệ sĩ ưa dùng .

Kèn trompette (trumpet– Anh, trompete- Đức): “Âm sắc của trompette cao quý và chói lọi; sử dụng nó trong những hình t­ượng chiến đấu, trong tiếng thét căm thù cũng như ­ trong những bản chính ca trang nghiêm, đều tốt; nó có thể miêu tả tất cả những gì là hùng mạnh, uy nghi,và cả những sắc thái đa dạng nhất của sự bi thư­ơng…”- nhạc sĩ Pháp Hector Berlioz đã nhận định nh­ư thế về cây kèn trompette. Nguồn gốc xuất xứ của trompette cũng giống như kèn cor. Nó được sử dụng ít nhất cũng từ  thời kỳ đồ đồng. Tất cả các dân tộc thời cổ đại, kể cả ở phương Đông và trong đạo Hồi, đều dùng các loại kèn có âm thanh giống loại trompette thời nay. Nó được dùng với nhiều chức năng: báo hiệu, chiến trận, thờ cúng trang nghiêm.Từ những thời xa xư­a nhất, ở Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, không thể thiếu vắng âm thanh của trompette trong chiến trận, nghi lễ hội hè cũng như­ cung đình.

Trompette đã có mặt trong dàn nhạc opera ngay từ khi opera mới ra đời : trong vở opera Orphée của nhạc sĩ  Claudio Monteverdi người Italia thế kỷ 17, người được coi là một trong nhưng ông tổ của nghệ thuật opera, đã sử dụng đến 5 kèn trompette. Có một thời nhạc công thổi trompette là loại người được đặc biệt trọng vọng, và kỹ thuật thổi loại kèn này là những điều bí ẩn, không ai phổ biến cho ai. Kèn trompette cổ xưa có ống dài, theo thang âm tự nhiên, còn trompette thời nay do có hệ thống piston nên đã có thang âm cromatic, âm vực của nó khoảng hai quãng 8 và một quãng 6. Nó là loại kèn có âm thanh lên được cao nhất trong bộ đồng. Kỹ thuật sử dụng kèn trompettevề cơ bản giống như­ kèn cor, như­ng nó linh hoạt hơn, có thể chơi những đoạn chạy lư­ớt nhanh, mọi kiểu láy, hợp âm, staccato, nhắc đi nhắc lại một âm ở tốc độ nhanh.

Các âm khu của kèn trompette không đồng nhất xét về mặt chất lượng, tính chất âm thanh. Âm khu trầm nghe đầy tính bi kịch, nhạc sĩ Nga thế kỷ 19 Rimsky-Korsakov đã phải nhận định rằng âm khu này mang đầy chất bất hạnh, hiểm họa. Âm khu cao, khó thổi, rất gắt, chỉ chơi được ở sắc thái forte. Âm khu trung mạnh mẽ khác thường, bóng bảy, chói lọi, có thể xuyên qua, cắt ngang âm thanh của toàn dàn nhạc. Âm sắc kèn trompette thể hiện tuyệt vời tính chất hùng vĩ, chiến thắng, hội hè. Tính trữ tình không phải sở trường của nó, nhưng để miêu tả tính chất anh hùng thì không nhạc cụ nào sánh được với nó. Còn khi lắp ống giảm thanh (sourdine) vào thì âm sắc của trompette có thể biến đổi đến mức khó nhận ra: ở sắc thái nhỏ (piano) âm thanh của nó nghe hoang tưởng, thần bí, còn ở sắc thái thật to (fortissimo) thì lại nghe như xé tai, thậm chí kệch cỡm.

Các nhạc sĩ nổi tiếng như­ J.Haydn, Mozart, Corelli, Vivaldi, D.Shostacovich… đã viết những tác phẩm độc tấu, hoà tấu với dàn nhạc cho kèn trompette. Nhiều nhạc sĩ sáng tác thời nay đã mở rộng khả năng biểu cảm của cây trompette: tính trữ tình, cuồng nhiệt (trong giao hưởng số 2 của nhạc sĩ Pháp Dutilleux), tính chất an ủi vỗ về (trong oratorio Jeanne d’Arc trên dàn thiêu của nhạc sĩ Pháp Honegger), tính chất dịu dàng, than vãn (trong vở Thrène của nhạc sĩ Desenclos)…Trompette có vị trí ngày càng lớn trong âm nhạc thính phòng.

Các hãng Selmer, Courtois và Couesnon của Pháp là những nơi sản xuất trompette có tin tưởng trên quốc tế .

Kèn trombone: Nguồn gốc của kèn trombone cũng tư­ơng tự như­ của kèn cor và trompette. Thời Trung cổ nó chỉ đóng vai trò một thứ kèn trầm trong dòng họ trompette. Thoạt đầu trombone có chiều dài gấp đôi trompette. Nhưng đến nửa sau thế kỷ 15, trombone đã có hình dáng như­ ngày nay, và ngay từ khi xuất hiện, nó đã là một nhạc cụ chơi thang âm cromatic nhờ một kết cấu gọi là coulisse. Đây là một ống phụ có hình dáng chữ U, lắp vào ống chính và giúp cho ống này dài thêm ra. ống phụ này trư­ợt trên rãnh nên ngư­ời chơi có thể dễ dàng kéo ống ra, vào, khiến ống kèn lúc dài, lúc ngắn, tạo ra những âm thanh cao thấp khác nhau. Người thổi di chuyển ống phụ bằng tay phải, tay trái đỡ lấy kèn. Tính từ thế kỷ 17, trombone không thay đổi gì về hình dáng cũng như về nguyên tắc cấu trúc, có chăng là ống kèn và miệng thổi (embouchure) được chế tác to hơn khiến phát âm thuận tiện hơn, âm thanh phong phú hơn.

Từ xư ­ a, kèn trombone đã có cả một họ với những độ dài ngắn, to nhỏ khác nhau : trombone alto, trombone tenor, trombone basse. Ngày nay trong dàn nhạc giao hư ­ ởng ngư ­ ời ta hầu hết sử dụng loại trombone tenor và trombone tenor-basse .

Sử dụng trombone rất tốn hơi, và do việc kéo ra kéo vào phần ống phụ mất nhiều thời gian, nên trombone kém linh hoạt hơn so với các nhạc cụ khác trong bộ đồng: chạy gamme chậm, không thật rành rọt, ở sắc thái forte nghe nặng nề, khó thổi theo kiểu legato. Như­ng nó lại có những ư­u thế về sức mạnh và sự hùng dũng. Nhạc sĩ Nga Rimsky-Korsakov cho rằng âm sắc của trombone ảm đạm, hung hãn ở các âm trầm và trong sáng, huy hoàng ở những âm cao. Nhạc sĩ Monteverdi, cha đẻ của thể loại opera, đã cảm nhận được tính bi thảm của trombone và đã sử dụng đến 4 cây trombone để tạo hiệu quả ấy trong vở Orphée của ông. Kèn trombone rất được trọng vọng trong suốt thời kỳ hưng thịnh của phong cách phức điệu. Nhạc sĩ Pháp gốc Italia thế kỷ 17 Jean-Baptiste Lully dùng trombone trong bản Te Deum nổi tiếng của ông, còn các nhạc sĩ G.F.Haendel và J.S.Bach, hai nhạc sĩ vĩ đại thời tiền cổ điển, cũng đã sử dụng cây kèn này trong một số tác phẩm của mình. Trombone cũng đã tỏ ra bi thảm, kịch tính trong bản Requiem của Mozart, trang nghiêm oai vệ trong opera Alceste của Gluck, nhà cải cách opera vĩ đại thuộc trường phái cổ điển Vienne. Bắt đầu từ Gluck, trong dàn nhạc opera nhất thiết phải có 3 kèn trombone và chúng thường xuất hiện vào lúc cao trào, đỉnh điểm của diễn biến kịch. Từ nửa sau thế kỷ 19, nhóm trombone trong dàn nhạc giao hưởng được bổ sung thêm một cây kèn trầm – kèn tuba. 3 cây trombone cộng với 1 kèn tuba hợp thành một dàn tứ tấu “nặng” của bộ đồng. Tchaikovsky đã sử dụng bộ đồng “nặng” này để tạo hiệu quả bi thảm trong chương kết của bản giao hưởng số 6 của ông.

Cây kèn này có thể chơi những nốt trượt (glissando) để tạo một hiệu quả rất độc đáo. Haydn – cha đẻ của hình thức cấu trúc liên khúc giao hưởng dàn nhạc giao hưởng, đã sử dụng thủ pháp glissando này trong thanh xướng kịch (oratorio) Bốn mùa của ông để bắt chước tiếng chó sủa. Ngày nay các nhạc sĩ sáng tác sử dụng khá phổ biến thủ pháp này trong tác phẩm, chẳng hạn đoạn trombone chơi glissando như rú rít trong điệu Múa kiếm ở vở opera Gaiannê của Aram Khachatourian, nhạc sĩ người ácmêni thế kỷ 20.

Trombone của các hãng Selmer, Courtois và Couesnon của Pháp thuộc vào số những nhạc cụ đ ­ ược ư ­ a chuộng trên quốc tế .

Kèn tuba: Người ta cho cây kèn trầm thời cổ có hình thù ngoằn ngoèo như con rắn (gọi chung là serpent- rắn) là thủy tổ của kèn tuba. Thay thế cho loại kèn serpent cổ quái này, vào cuối thế kỷ 18 xuất hiện loại kèn trầm có tên gọi ofiklend (tiếng Hy Lạp nghĩa là mắt rắn). Nhưng thuộc tính âm thanh của những loại kèn này không tạo được cho bộ đồng trong dàn nhạc một bè trầm ổn định, vững chãi, một điều cực kỳ cần thiết cho âm hưởng chung của dàn nhạc. Người ta kiên trì tìm tòi, nghiên cứu để chế tạo ra một loại kèn trầm đáp ứng được yêu cầu ấy.

Bởi vậy, so với những nhạc cụ khác trong bộ đồng, kèn tuba ra đời rất muộn, mãi đến năm 1835 mới xuất hiện ở Đức. Người chế tạo loại kèn này là ông Moritz theo yêu cầu của ông Tổng giám đốc Âm nhạc nhà binh của nước Phổ. Thoạt đầu vì ch­ưa thật hoàn chỉnh nên nó chỉ đư­ợc sử dụng trong các dàn kèn quân đội và các dàn kèn vư­ờn hoa. Sau nhờ công lao cải tiến của ông Adolphe Sax, nhà chế tạo nhạc cụ ng­ười Bỉ, nên tuba đã đư­ợc đư­a vào dàn nhạc giao hư­ởng. Từ năm 1840, ông Sax đã hoàn thiện và có thể nói là đã đổi mới hoàn toàn về phương diện âm thanh học và cơ học một loạt nhạc cụ thuộc dòng họ này, nên ông coi đây là sáng chế của riêng mình và đặt cho chúng một tên gọi chung là saxhorn ( trong này có chữ Sax là tên của ông). Thậm chí năm 1852 ông còn chế tạo một cây tuba cực trầm, đặt tên là saxtuba. Những kiểu đặt tên này đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi, những vụ kiện cáo bất tận. Nhưng dẫu sao cũng đã ra đời 3 kiểu kèn tuba được dùng phổ biến trong dàn nhạc: kèn tuba 6 pistons, kèn bass-tuba và kèn tuba-ténor.

Tuba là nhạc cụ chơi thang âm cromatic, có âm thanh trầm nhất của bộ đồng, kích cỡ của nó rất lớn.Nó có âm vực rộng đến bốn quãng 8. Âm khu trầm của nó nghe khàn khàn, nếu thổi với sắc thái forte (mạnh) thì nghe như tiếng gầm gừ. Âm khu trung có âm thanh hùng mạnh, đầy đặn, âm khu cao mềm mại như ở kèn cor, nhưng hơi run rẩy.

Kèn tuba không nặng nề như người ta thường nghĩ. Ngược lại, ở âm khu trung, nó có thể đạt tới một sự linh hoạt đáng kinh ngạc. Nó có thể chơi ở sắc thái pp (rất nhỏ) ngay cả ở những âm trầm, và nếu cần, nó có thể bao trùm lên toàn dàn nhạc. Phải được nghe những nghệ sĩ kèn tuba thật giỏi, như nghệ sĩ J.B.Mari chẳng hạn, để có thể hiểu được tầm quan trọng của sự tiến triển đã diễn ra đối với lối chơi nhạc cụ này và những tiến bộ đã đạt được trong nhiều lĩnh vực liên quan đến cây kèn này. Các bậc thầy về kèn tuba, ngoài kỹ xảo tuyệt vời, đã tạo cho tuba một tiềm năng giai điệu và biểu cảm không thua kém cây đàn cello.

Nhưng dẫu sao, thổi loại kèn này rất tốn hơi, thường ở âm khu trầm cứ thổi một nốt nhạc, người nhạc công lại phải lấy hơi. Khả năng kỹ thuật của nó khá linh hoạt, trong dàn nhạc nó đảm nhiệm vai trò bè trầm cho bộ ba kèn trombone. Đôi khi nó cũng đ­ược trao cho vai trò độc tấu. Nhạc sĩ Pháp thế kỷ 20 Maurice Ravel khi phối dàn nhạc cho tác phẩm Những bức tranh trong phòng triển lãm của nhạc sĩ Nga Moussorgsky đã trao cho tuba diễn tấu bài hát chậm rãi của ngư­ời đánh chiếc xe bò cổ lỗ leo dốc (Bydlo – một chương trong tổ khúc Những bức tranh trong phòng triển lãm).

Trong gia đình kèn tuba còn các loại contretuba hoặc contrebass-tuba, rồi những loại kèn hélicon, sousaphone hoặc soubassophone rất được ưa chuộng ở Mỹ.

Gia đình này, ngoài một số thành viên được sử dụng trong dàn nhạc giao hưởng, nói chung rất được trọng vọng trong các dàn kèn fanfare và dàn kèn hòa tấu (harmony orchestra) vì đóng một vai trò quan trọng. 

Vũ Tự Lân

( Bài viết đã đăng trên “ Tạp chí Nghe nhìn ” )

Source: http://139.180.218.5
Category: Học kèn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *