Trong kho tàng nhạc cụ cổ truyền rất phong phú và đa dạng của Việt Nam, có những nhạc cụ ra đời tại Việt Nam, mang tính đặc trưng bản địa, và cũng có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.

Một trong những nhạc cụ đã được Việt hóa mà loạt bài viết này muốn nhắc đến, chính là đàn Nhị, mà người miền Nam quen gọi là đờn Cò. Đây là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì cấu tạo đặc trưng có hai dây nên gọi là đàn Nhị. Người miền Nam gọi là đờn Cò, vì hình dáng giống như con Cò, trục dây có đầu quặp xuống như mỏ Cò. Cần đờn như cổ Cò, thân đờn như con Cò, tiếng đờn nghe lảnh lót như tiếng Cò.


Hình dáng cây đàn Nhị 

Giáo sư Nguyễn Châu (Nguyễn Văn Châu) là một trong những người sáng lập và là giám đốc nghệ thuật đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng từ năm 1989 đến nay. Khi ông đậu vào trường quốc gia âm nhạc lúc mới 7, 8 tuổi, ông chọn học nhạc cụ chính là đờn Cò (đàn Nhị), đờn Kìm (đàn Nguyệt) và đờn Bầu.

Nhận xét về đờn Cò, Giáo sư Nguyễn Châu (Nguyễn Văn Châu) cho biết, hầu như không có loại hình âm nhạc dân tộc, âm nhạc cổ truyền nào của Việt Nam mà không có mặt của đờn Cò (đàn Nhị). Đờn Cò có vai trò quan trong giúp đệm chủ đạo trong Hát Xẩm, là nhạc cụ không thể thiếu trong nhạc phường Bát âm, đến Nhã Nhạc Cung Đình Huế, từ Tuồng, Chèo đến Cải Lương, Vọng cổ, ban nhạc Chầu Văn, đờn ca tài tử và dàn nhạc tổng hợp… đều góp vào dưới nhiều hình thực độc tấu, song tấu, hòa tấu. Nhờ sự mượt mà của đờn Cò đã tạo ra cho đờn Cò vị thế quan trọng như vậy. Các nhạc cụ khác tuy có âm sắc hay đặc trưng nhưng đa số đều cho ra âm thanh rất gãy gọn, không liền mạch. Chính sự uyển chuyển của đờn Cò như một chất keo giúp các nhạc cụ như hòa quyện, kết nối với nhau. Có thể nói gần như chỉ có đờn Bầu có thể làm được điều này tương tự đờn Cò nhưng tính kết nối vẫn không bằng đờn Cò.

Nhờ tính năng độc đáo, đa dạng trong thể hiện cộng với âm sắc đặc thù, đàn Nhị đã phản ánh được tâm tư, tình cảm của người Việt. Đàn Nhị với các hình thức diễn tấu từ độc tấu, song tấu, tam tấu đến hòa tấu, từ thính phòng đến sân khấu, đều thể hiện rõ khả năng diễn tấu linh họat của mình. Tuy nhiên với các dòng nhạc hiện đại thì đàn Nhị không được tận dụng nhiều, môt phần do ít hợp với dòng nhạc hiện đại và lượng người trẻ biết sử dụng loại nhạc cụ này cũng khá ít.

Đàn Nhị (đờn Cò) có âm vực nằm trong khoảng ba quãng tám, âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại gần với giọng hát cao (giọng kim). Nét độc đáo trong cách tạo ra cao độ của đàn Nhị không chỉ ở cử nhị và trục dây mà còn ở cách tạo ra các sắc thái âm thanh bằng cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát nhị. Hay nói cách khác, nếu muốn thay đổi âm sắc hoặc giảm độ vang, các nghệ nhân dùng đầu gối trái bịt một phần miệng loa xòe của bát nhị (còn gọi là ống nhị) khi ngồi trên ghế kéo đàn, hay dùng ngón chân cái bàn chân tác động lên đầu bịt da rắn của Bát Nhị, khi ngồi trên phản kéo đàn, trên chiếu. Nhờ những cách này âm thanh sẽ xa vắng, mơ hồ, u tối, gãy gọn, lạnh lẽo để diễn tả nhiều loại tâm trạng của con người, buồn phiền, ưu tư…

Sự ra đời của đàn Nhị (đờn Cò)

Phần lớn các nhà nghiên cứu khi đi tìm lịch sử hình thành đàn Nhị tại Việt Nam, đều cho rằng đàn Nhị xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 10.

Trên trang web clbgiaidieuphuongnam, có ghi rằng, “Theo tài liệu khảo cổ đã phát hiện ở chùa Vạn Phúc (Phật Tích – Thanh Sơn – Hà Bắc) có khắc chạm một dàn nhạc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích, với những nhạc cụ có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Hoa. Dàn nhạc đó gồm 10 nhạc công ăn mặc giống như người Chăm và chơi các loại nhạc cụ trong đó có một nhạc cụ gần giống như đàn Hồ 2 dây và là tiền thân của cây đàn Nhị bây giờ. Căn cứ vào đó người ta đã ước đoán Đàn Nhị có thể du nhập vào Việt Nam theo con đường của người Chăm và cũng có thể du nhập theo con đường Trung Hoa tùy theo từng thời gian địa điểm khác nhau.” (Theo lịch sử âm nhạc của giáo sư Trần Văn Khê và Văn Thương).


Giáo sư Nguyễn Châu đang kéo cung vĩ trên cây đờn Cò (đàn Nhị). (Băng Huyền/ Viễn Đông)

“Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, HMông, Khmer v.v…

“Tuy phổ biến tên gọi “đàn Nhị”, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng các tên khác nhau. Người Kinh gọi là “Líu” (hay “Nhị Líu” để phân biệt với “Nhị Chính”), người Mường gọi là “Cò Ke” (vì khi đàn, cung vĩ kéo qua, kéo lại như cò cưa), người miền Nam gọi là “đờn Cò.” Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm Đàn Nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhạc tài tử, cải lương, dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dân ca… đều có đờn Cò.”
Có thể thấy rằng dù đàn Nhị (đờn Cò) có xuất xứ từ cây đàn Erhu (Nhị Hồ) hay Huqin (Hồ cầm) của Trung Quốc, nhưng qua khối óc và trái tim của những nghệ nhân Việt Nam, từ cây đàn Erhu (hay Huqin) đã thành cây đàn Nhị (đàn Cò) Việt Nam, với âm sắc và điệu đàn rất riêng, rất Việt Nam, không hề lẫn lộn nếu đem so sánh ngược lại với cây đàn Erhu (hay Huqin). Điều đó đã chứng minh sự sáng tạo và tình yêu âm nhạc của ông cha ta, của các nghệ nhân ngày xưa thật mãnh liệt.

Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Nam còn cho rằng, “không chỉ dừng lại ở đàn Nhị hay đàn Cò bình thường, có cùng kích cỡ, âm sắc, mà trong quá trình phát triển, các nghệ nhân đã cho ra đời những cây đàn cùng họ như Cò Líu, Cò Lòn, Cò Dương hay đàn Gáo mà người ta cho rằng nó giống với Hồ Cầm của Trung Quốc vì có âm thanh trầm gần như nhau. Có một điều thú vị ở đây là nếu ở thể loại Tứ tấu đàn dây của phương Tây gồm Violon 1, Violon 2, Viola và Cello thì ở Việt Nam chúng ta cũng có bộ dây gần tương đương là Cò Líu, Cò Dương, Cò Lòn và Gáo.”
Cấu tạo của đàn Nhị (đờn Cò)
Dù dân tộc Kinh hay mỗi một dân tộc thiểu số tại Việt Nam, đã làm cho đàn Nhị của riêng mình có chút khác biệt trong cấu tạo, nhưng nhìn chung, đàn nhị phổ biến nhất có những cấu tạo với những bộ phận chính, gồm Bát Nhị, Dọc Nhị, Trục dây, Dây Nhị, Cử nhị, Cung Vĩ.

Trang web adammuzic.vn có mô tả chi tiết những cấu tạo này, “ Ống nhị (Bát nhị): là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của đàn. Ống nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống. Một đầu được bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, còn đâu kia thì xòe ra như hoa rau muống đang nở và không bịt gì. Ống nhị thường làm bằng gỗ cứng, dài 13,8 cm.

“Cần nhị (cán nhị): Đây cũng chính là bộ phận làm nên tên gọi gần gũi Đàn Cò vì nó có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ một chú cò lã. Cần nhị sẽ được cắm xuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5 cm.

“Trục dây: Có hai trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị. Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho ra âm thanh cao hay trầm.

“Dây nhị: chính là hai dây đàn, thường làm bằng tơ, nilông hoặc kim loại. Dây bằng kim loại cho ra âm thanh rõ ràng nhưng dây tơ và dây nilong lại cho ra âm thanh mềm mại, dịu dàng hơn. Trong hai dây đàn, có một dây nhỏ (nằm ngoài) và một dây lớn (nằm trong)

“Cử nhị (hay Khuyết nhị, cái suốt): là một vòng bằng đòng hoặc bằng tơ, đặt giữ cần đàn, có thể trượt lên xuống. Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi buộc vào ngựa đàn trên bát nhị. Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục nhị tới ngựa đàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau. Bạn tưởng tượng như hai sợi chỉ song song mà bạn dùng tay bóp lại ngay giữa cho hai dây gần nhau. Mục đích để thay đổi cao độ của dây đàn. Cửa đàn càng kéo lên phía đầu cần nhị, thì âm thanh càng trầm và ngược lại, càng kéo về phía bát nhị âm thanh càng cao.

“Để dể hiểu, tựa như một dây đàn guitar, ngón tay bấm chính là cử nhị, khi bấm càng gần ngựa đàn, âm thanh càng cao, càng bấm ra xa về phía đầu đàn thì âm càng trầm.

“Cung vĩ: Nhìn như một cái cung của các vận động viên bắn cung. Phần cứng uốn cong làm từ tre, gỗ. Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ, lông đuôi ngựa. Vì hai dây đàn khá sát sau nên phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn. Tức là không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ khi phải tháo ráp các bộ phận). Như vậy có hai bộ phận làm thay đổi cao độ của tiếng đàn Cò là trục dây và cử nhị.”
(bh)

Bài BĂNG HUYỀNTrong kho tàng nhạc cụ cổ truyền rất phong phú và đa dạng của Việt Nam, có những nhạc cụ ra đời tại Việt Nam, mang tính đặc trưng bản địa, và cũng có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam.Một trong những nhạc cụ đã được Việt hóa mà loạt bài viết này muốn nhắc đến, chính là đàn Nhị, mà người miền Nam quen gọi là đờn Cò. Đây là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì cấu tạo đặc trưng có hai dây nên gọi là đàn Nhị. Người miền Nam gọi là đờn Cò, vì hình dáng giống như con Cò, trục dây có đầu quặp xuống như mỏ Cò. Cần đờn như cổ Cò, thân đờn như con Cò, tiếng đờn nghe lảnh lót như tiếng Cò.Hình dáng cây đàn NhịGiáo sư Nguyễn Châu (Nguyễn Văn Châu) là một trong những người sáng lập và là giám đốc nghệ thuật đoàn Văn Nghệ Dân Tộc Lạc Hồng từ năm 1989 đến nay. Khi ông đậu vào trường quốc gia âm nhạc lúc mới 7, 8 tuổi, ông chọn học nhạc cụ chính là đờn Cò (đàn Nhị), đờn Kìm (đàn Nguyệt) và đờn Bầu.Nhận xét về đờn Cò, Giáo sư Nguyễn Châu (Nguyễn Văn Châu) cho biết, hầu như không có loại hình âm nhạc dân tộc, âm nhạc cổ truyền nào của Việt Nam mà không có mặt của đờn Cò (đàn Nhị). Đờn Cò có vai trò quan trong giúp đệm chủ đạo trong Hát Xẩm, là nhạc cụ không thể thiếu trong nhạc phường Bát âm, đến Nhã Nhạc Cung Đình Huế, từ Tuồng, Chèo đến Cải Lương, Vọng cổ, ban nhạc Chầu Văn, đờn ca tài tử và dàn nhạc tổng hợp… đều góp vào dưới nhiều hình thực độc tấu, song tấu, hòa tấu. Nhờ sự mượt mà của đờn Cò đã tạo ra cho đờn Cò vị thế quan trọng như vậy. Các nhạc cụ khác tuy có âm sắc hay đặc trưng nhưng đa số đều cho ra âm thanh rất gãy gọn, không liền mạch. Chính sự uyển chuyển của đờn Cò như một chất keo giúp các nhạc cụ như hòa quyện, kết nối với nhau. Có thể nói gần như chỉ có đờn Bầu có thể làm được điều này tương tự đờn Cò nhưng tính kết nối vẫn không bằng đờn Cò.Nhờ tính năng độc đáo, đa dạng trong thể hiện cộng với âm sắc đặc thù, đàn Nhị đã phản ánh được tâm tư, tình cảm của người Việt. Đàn Nhị với các hình thức diễn tấu từ độc tấu, song tấu, tam tấu đến hòa tấu, từ thính phòng đến sân khấu, đều thể hiện rõ khả năng diễn tấu linh họat của mình. Tuy nhiên với các dòng nhạc hiện đại thì đàn Nhị không được tận dụng nhiều, môt phần do ít hợp với dòng nhạc hiện đại và lượng người trẻ biết sử dụng loại nhạc cụ này cũng khá ít.Đàn Nhị (đờn Cò) có âm vực nằm trong khoảng ba quãng tám, âm thanh trong sáng, rõ ràng, mềm mại gần với giọng hát cao (giọng kim). Nét độc đáo trong cách tạo ra cao độ của đàn Nhị không chỉ ở cử nhị và trục dây mà còn ở cách tạo ra các sắc thái âm thanh bằng cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát nhị. Hay nói cách khác, nếu muốn thay đổi âm sắc hoặc giảm độ vang, các nghệ nhân dùng đầu gối trái bịt một phần miệng loa xòe của bát nhị (còn gọi là ống nhị) khi ngồi trên ghế kéo đàn, hay dùng ngón chân cái bàn chân tác động lên đầu bịt da rắn của Bát Nhị, khi ngồi trên phản kéo đàn, trên chiếu. Nhờ những cách này âm thanh sẽ xa vắng, mơ hồ, u tối, gãy gọn, lạnh lẽo để diễn tả nhiều loại tâm trạng của con người, buồn phiền, ưu tư…Phần lớn các nhà nghiên cứu khi đi tìm lịch sử hình thành đàn Nhị tại Việt Nam, đều cho rằng đàn Nhị xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 10.Trên trang web clbgiaidieuphuongnam, có ghi rằng, “Theo tài liệu khảo cổ đã phát hiện ở chùa Vạn Phúc (Phật Tích – Thanh Sơn – Hà Bắc) có khắc chạm một dàn nhạc ở bệ đá kê chân cột chùa Phật Tích, với những nhạc cụ có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Hoa. Dàn nhạc đó gồm 10 nhạc công ăn mặc giống như người Chăm và chơi các loại nhạc cụ trong đó có một nhạc cụ gần giống như đàn Hồ 2 dây và là tiền thân của cây đàn Nhị bây giờ. Căn cứ vào đó người ta đã ước đoán Đàn Nhị có thể du nhập vào Việt Nam theo con đường của người Chăm và cũng có thể du nhập theo con đường Trung Hoa tùy theo từng thời gian địa điểm khác nhau.” (Theo lịch sử âm nhạc của giáo sư Trần Văn Khê và Văn Thương).Giáo sư Nguyễn Châu đang kéo cung vĩ trên cây đờn Cò (đàn Nhị). (Băng Huyền/ Viễn Đông)“Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giấy, HMông, Khmer v.v…“Tuy phổ biến tên gọi “đàn Nhị”, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng các tên khác nhau. Người Kinh gọi là “Líu” (hay “Nhị Líu” để phân biệt với “Nhị Chính”), người Mường gọi là “Cò Ke” (vì khi đàn, cung vĩ kéo qua, kéo lại như cò cưa), người miền Nam gọi là “đờn Cò.” Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm Đàn Nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó. Trong các dàn nhạc phường bát âm, ngũ âm, nhã nhạc, chầu văn, sắc bùa, nhạc tài tử, cải lương, dàn nhạc dân tộc tổng hợp, dân ca… đều có đờn Cò.”Có thể thấy rằng dù đàn Nhị (đờn Cò) có xuất xứ từ cây đàn Erhu (Nhị Hồ) hay Huqin (Hồ cầm) của Trung Quốc, nhưng qua khối óc và trái tim của những nghệ nhân Việt Nam, từ cây đàn Erhu (hay Huqin) đã thành cây đàn Nhị (đàn Cò) Việt Nam, với âm sắc và điệu đàn rất riêng, rất Việt Nam, không hề lẫn lộn nếu đem so sánh ngược lại với cây đàn Erhu (hay Huqin). Điều đó đã chứng minh sự sáng tạo và tình yêu âm nhạc của ông cha ta, của các nghệ nhân ngày xưa thật mãnh liệt.Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Việt Nam còn cho rằng, “không chỉ dừng lại ở đàn Nhị hay đàn Cò bình thường, có cùng kích cỡ, âm sắc, mà trong quá trình phát triển, các nghệ nhân đã cho ra đời những cây đàn cùng họ như Cò Líu, Cò Lòn, Cò Dương hay đàn Gáo mà người ta cho rằng nó giống với Hồ Cầm của Trung Quốc vì có âm thanh trầm gần như nhau. Có một điều thú vị ở đây là nếu ở thể loại Tứ tấu đàn dây của phương Tây gồm Violon 1, Violon 2, Viola và Cello thì ở Việt Nam chúng ta cũng có bộ dây gần tương đương là Cò Líu, Cò Dương, Cò Lòn và Gáo.”Cấu tạo của đàn Nhị (đờn Cò)Dù dân tộc Kinh hay mỗi một dân tộc thiểu số tại Việt Nam, đã làm cho đàn Nhị của riêng mình có chút khác biệt trong cấu tạo, nhưng nhìn chung, đàn nhị phổ biến nhất có những cấu tạo với những bộ phận chính, gồm Bát Nhị, Dọc Nhị, Trục dây, Dây Nhị, Cử nhị, Cung Vĩ.Trang web adammuzic.vn có mô tả chi tiết những cấu tạo này, “ Ống nhị (Bát nhị): là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của đàn. Ống nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống. Một đầu được bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, còn đâu kia thì xòe ra như hoa rau muống đang nở và không bịt gì. Ống nhị thường làm bằng gỗ cứng, dài 13,8 cm.“Cần nhị (cán nhị): Đây cũng chính là bộ phận làm nên tên gọi gần gũi Đàn Cò vì nó có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ một chú cò lã. Cần nhị sẽ được cắm xuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5 cm.“Trục dây: Có hai trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị. Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho ra âm thanh cao hay trầm.“Dây nhị: chính là hai dây đàn, thường làm bằng tơ, nilông hoặc kim loại. Dây bằng kim loại cho ra âm thanh rõ ràng nhưng dây tơ và dây nilong lại cho ra âm thanh mềm mại, dịu dàng hơn. Trong hai dây đàn, có một dây nhỏ (nằm ngoài) và một dây lớn (nằm trong)“Cử nhị (hay Khuyết nhị, cái suốt): là một vòng bằng đòng hoặc bằng tơ, đặt giữ cần đàn, có thể trượt lên xuống. Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi buộc vào ngựa đàn trên bát nhị. Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục nhị tới ngựa đàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau. Bạn tưởng tượng như hai sợi chỉ song song mà bạn dùng tay bóp lại ngay giữa cho hai dây gần nhau. Mục đích để thay đổi cao độ của dây đàn. Cửa đàn càng kéo lên phía đầu cần nhị, thì âm thanh càng trầm và ngược lại, càng kéo về phía bát nhị âm thanh càng cao.“Để dể hiểu, tựa như một dây đàn guitar, ngón tay bấm chính là cử nhị, khi bấm càng gần ngựa đàn, âm thanh càng cao, càng bấm ra xa về phía đầu đàn thì âm càng trầm.“Cung vĩ: Nhìn như một cái cung của các vận động viên bắn cung. Phần cứng uốn cong làm từ tre, gỗ. Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ, lông đuôi ngựa. Vì hai dây đàn khá sát sau nên phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn. Tức là không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ khi phải tháo ráp các bộ phận). Như vậy có hai bộ phận làm thay đổi cao độ của tiếng đàn Cò là trục dây và cử nhị.”(bh)

Source: http://139.180.218.5
Category: Học đàn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *