Giáo trình âm nhạc cơ bản 1 – Phạm Thị Thu Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 74 trang)

Quy Nhơn, 2009

TRƯỜNG đại HỌC QUY NHƠN
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

PHẠM THỊ THU HÀ

GIÁO TRÌNH
ÂM NHẠC CƠ BẢN 1
(LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN – KÝ XƯỚNG ÂM)

1

MỤC LỤC
Trang 1
Phần I: LÝ THUYẾT ÂM NHẠC CƠ BẢN……………………………………………… 4
Bài mở đầu: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC …………………………… 5
1. Nghệ thuật âm nhạc ……………………………………………………………………. 5
2. Nguồn gốc của âm nhạc……………………………………………………………….. 5
3. Âm nhạc với trẻ thơ…………………………………………………………………….. 6
Chương 1: ÂM THANH VÀ PHƯƠNG PHÁP KÝ ÂM………………………………… 8
1.1. độ cao……………………………………………………………………………………. 8
1.1.1 Hệ thống âm, hàng âm, bậc và âm cơ bản …………………………………… 8
1.1.2. Tầm cữ và khu âm …………………………………………………………………. 9
1.1.3. Hệ thống điều hoà và sự phân chia cung – nửa cung …………………… 9
1.2. độ dài…………………………………………………………………………………….. 12
1.2.1. Nốt nhạc và các giá trị độ dài…………………………………………………… 12
1.2.2. Khuông nhạc ………………………………………………………………………… 12
1.2.3. Khóa nhạc ……………………………………………………………………………. 13
1.2.4. Dấu tăng giá trị độ dài ……………………………………………………………. 14
1.2.5. Dấu lặng ………………………………………………………………………………. 15
1.2.6. Những hình thức phân chia đặc biệt của các giá trị độ dài ……………. 15
1.2.7. Những ký hiệu và quy ước viết tắt ……………………………………………. 16
1.3. độ vang (cường độ)………………………………………………………………….. 17
1.3.1. Ký hiệu chỉ sắc thái ……………………………………………………………….. 17
1.3.2. Nhấn, ngắt ……………………………………………………………………………. 18
1.3.3. Dấu luyến …………………………………………………………………………….. 18
1.3.4. Âm tô điểm…………………………………………………………………………… 19
Chương 2: NHỊP điệu – CÁC LOẠI NHỊP – NHỊP độ……………………………….. 20
2.1. Nhịp điệu, các loại nhịp…………………………………………………………….. 20
2.1.1. Nhịp điệu……………………………………………………………………………… 20
2.1.2. Nhịp ……………………………………………………………………………………. 20
2.1.3. Các loại nhịp ………………………………………………………………………… 24

2.1.4. Nhịp độ………………………………………………………………………………… 27
2.2. đảo phách – nghịch phách …………………………………………………………. 28
2.2.1. đảo phách ……………………………………………………………………………. 28
2.2.2. Nghịch phách ……………………………………………………………………….. 30
2.3. Nguyên tắc phân nhóm các nốt nhạc trong ký âm ………………………….. 30
Chương 3: QUÃNG …………………………………………………………………………………. 32
3.1. Khái niệm……………………………………………………………………………….. 32
2
3.2. Những quãng cơ bản…………………………………………………………………. 33
3.3. Các quãng tăng, giảm ……………………………………………………………….. 33
3.3.1. Quãng tăng, quãng tăng kép…………………………………………………….. 33
3.3.2. Quãng giảm, quãng giảm kép ………………………………………………….. 33
3.4. Quãng đơn, quãng kép………………………………………………………………. 34
3.4.1. Quãng đơn……………………………………………………………………………. 34
3.4.2. Quãng kép …………………………………………………………………………… 34
3.5. đảo quãng ………………………………………………………………………………. 34
3.5.1. Khái niệm…………………………………………………………………………….. 34
3.5.2. Tính chất ……………………………………………………………………………… 34
3.6. Quãng trùng…………………………………………………………………………….. 35
3.7. Tính chất thuận nghịch ……………………………………………………………… 35
3.7.1. Quãng thuận …………………………………………………………………………. 35
3.7.2. Quãng nghịch ……………………………………………………………………….. 36
Chương 4: điệu THỨC …………………………………………………………………………… 37
4.1. Khái niệm……………………………………………………………………………….. 37
4.1.1. Khái niệm về các nhân tố của điệu thức……………………………………. 37
4.1.2. Các bậc của điệu thức …………………………………………………………….. 38
4.2. Giọng, gam……………………………………………………………………………… 39
4.2.1. Giọng, điệu tính ……………………………………………………………………. 39
4.2.2. Gam…………………………………………………………………………………….. 39
4.3. điệu thức trưởng, giọng trưởng …………………………………………………. 39

4.3.1. Khái niệm và các hình thức của điệu thức trưởng ……………………… 39
4.3.2. Giọng trưởng thuộc hệ thống dấu thăng…………………………………….. 40
4.3.3. Giọng trưởng thuộc hệ thống dấu giáng…………………………………….. 41
4.4. điệu thức thứ, giọng thứ……………………………………………………………. 42
4.4.1. Khái niệm và các hình thức của điệu thức thứ ……………………………. 42
4.4.2. Giọng thứ thuộc hệ thống dấu thăng …………………………………………. 44
4.4.3. Giọng thứ thuộc hệ thống dấu giáng …………………………………………. 44
4.5. Giọng song song, giọng cùng tên, giọng trùng ………………………………. 45
4.5.1. Giọng song song……………………………………………………………………. 45
4.5.2. Giọng cùng tên ……………………………………………………………………… 45
4.6. điệu thức trong âm nhạc dân tộc ………………………………………………… 46
4.7. Xác định giọng, chuyển giọng, dịch giọng……………………………………. 48
4.7.1. Xác định giọng ……………………………………………………………………… 48
4.7.2. Chuyển giọng ……………………………………………………………………….. 49
4.7.3. Dịch giọng……………………………………………………………………………. 50
3
Chương 5: HỢP ÂM ……………………………………………………………………………….. 52
5.1. Khái niệm……………………………………………………………………………….. 52
5.2. Hợp âm 3………………………………………………………………………………… 52
5.2.1. Hợp âm 3 trưởng (hợp âm trưởng)……………………………………………. 52
5.2.2. Hợp âm 3 thứ (hợp âm thứ) …………………………………………………….. 52
5.2.3. Hợp âm 3 tăng (hợp âm 5 tăng) ……………………………………………….. 53
5.2.4. Hợp âm 3 giảm (hợp âm 5 giảm) ……………………………………………… 53
5.2.5. Các thể đảo của hợp âm………………………………………………………….. 53
5.3. Các hợp âm 3 chính, hợp âm 3 phụ……………………………………………… 54
5.3.1. Các hợp âm 3 chính ……………………………………………………………….. 54
5.3.2. Các hợp âm 3 phụ………………………………………………………………….. 55
5.4. Hợp âm 7………………………………………………………………………………… 55
5.4.1. Hợp âm 7……………………………………………………………………………… 55
5.4.2. Hợp âm 7 át………………………………………………………………………….. 55

Phần II: KÝ – XƯỚNG ÂM……………………………………………………………………. 57
1. Bài tập ký âm và bài tập về tiết tấu ………………………………………………… 58
2. Bài tập xướng âm ở giọng C-dur, G-dur, D-dur, F-dur………………………. 59
2.1. Bài tập xướng âm ở giọng C-dur…………………………………………………. 59
2.2. Bài tập xướng âm giọng G-dur …………………………………………………… 63
2.3. Bài tập xướng âm giọng F-dur……………………………………………………. 64
2.4. Bài tập xướng âm giọng D-dur …………………………………………………… 67
3. Bài tập xướng âm ở giọng a-moll, e-moll. d-moll …………………………….. 68
3.1. Bài tập xướng âm giọng a-moll ………………………………………………….. 68
3.2. Bài tập xướng âm giọng e-moll ………………………………………………….. 71
3.3. Bài tập xướng âm giọng d-moll ………………………………………………….. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………. 73

4

PHẦN I
LÝ THUYẾT ÂM NHẠC
CƠ BẢN

5
BÀI MỞ ðẦU
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
1. Nghệ thuật âm nhạc
Âm nhạc là nghệ thuật lấy âm thanh làm phương tiện biểu hiện, khắc họa cuộc sống và thể hiện tư tưởng tình cảm con người. Âm nhạc có tính trừu tượng nó không thể hiện đầy đủ các chi tiết thực chỉ mô tả chung nhưng tạo cho ta cảm giác, hứng thú mạnh mẽ và sự liên tưởng phong phú. Tình trừu tượng của âm nhạc gắn với trí tưởng tượng của con người.
Âm nhạc là tiếng nói tình cảm sâu sắc, nó đi thẳng trực tiếp vào trái tim con người và không thể diễn tả bằng lời. Nghệ thuật âm nhạc có khả năng lớn tác động đến vần đề giáo dục tình cảm. Thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nó góp phần tích cực thúc đẩy xã hội phát triển.
Tóm lại: Nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật biểu hiện cảm xúc của con người với con người và cuộc sống bằng âm thanh, là nghệ thuật diễn ra trong thời gian, nghệ thuật động, nghệ thuật của thính giác. Nó luôn gắn bó với con người và đòi hỏi hoạt động biểu hiện trực tiếp của con người. Những ñặc trưng cơ bản này khác biệt nếu so sánh với nghệ thuật văn chương, nghệ thuật tạo hình…
2. Nguồn gốc của âm nhạc
So với các môn nghệ thuật khác việc tìm ra nguồn gốc của âm nhạc gặp phải nhiều khó khăn hơn. điêu khắc có thể căn cứ vào di tích khảo cổ để chứng minh sự tồn tại của một trung tâm văn hóa. Nhiều họa sĩ tìm những bức tranh trong hang đá để phát hiện về các bậc tiền bối của mình. Nhờ chữ viết mà ta được thưởng thức những áng văn chương, những kiệt tác của các nhà văn nhà thơ hàng ngàn năm trước đây.
Còn lối viết nhạc thì chỉ mới đặt ra khoảng 1000 năm và chiếc máy ghi âm thì mới được hoàn thiện trong thế kỷ XX.
Song không phải vì vậy mà con người không thể tìm ra nguồn gốc của âm nhạc và những sinh hoạt âm nhạc thời xa xưa của tổ tiên. Nhờ những di vật khảo cổ về điêu khắc, hội họa… ta biết được hình dáng các loại nhạc cụ thô sơ và phỏng đoán được cách diễn tấu của chúng (họa tiết trang trí trên trống đồng có những hình người nhảy múa cùng với một số loại nhạc cụ thô sơ), căn cứ vào các bài hát dân gian mà ta có thể xét được ngọn nguồn của chúng.
Khi bàn về nguồn gốc âm nhạc có nhiều ý kiến khác nhau: Có ý kiến cho rằng âm nhạc sẵn có trong thiên nhiên như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng gió reo và con người bắt chước những âm thanh đó mà tạo ra âm nhạc. Có ý kiến cho rằng âm nhạc là do thần thánh tạo ra. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Apollo là vị thần ánh sáng và cũng là vị thần âm nhạc. Trên các tranh vẽ cổ thường vẽ thần Apollo với cây đàn
Lia bằng vàng. Ở Trung Quốc thời cổ có truyền thuyết cho rằng có một ông vua tên Phục Hy một hôm nằm mơ thấy 5 vị tinh tú ở trên trời xuống cây ngô đồng mà lập ra thang 5 âm: cung, thương, giốc, chủy, vũ.
Quan niệm âm nhạc chỉ là sự bắt chước thiên nhiên là quan niệm phiến diện, đơn giản hóa âm nhạc và phủ nhận vai trò sáng tạo của con người. Quan niệm âm nhạc do thần thánh tạo ra là quan niệm duy tâm do chưa đủ cơ sở khoa học để tìm hiểu nguồn gốc của âm nhạc.
Thực ra âm nhạc ra đời từ rất sớm khi con người còn đang ở thời kỳ nguyên thủy. Có ý kiến cho rằng cùng với sự xuất hiện của tiếng nói thì âm nhạc cũng xuất hiện. đã từ lâu người ta nhận thấy có sự giống nhau giữa âm nhạc và tiếng nói. Giai 6 điệu âm nhạc không giống tiếng nói nhưng vẫn “nói” được. Sở dĩ như vậy là vì có một vài nguyên tắc biểu hiện tình cảm chung cho giọng điệu trong tiếng nói và trong âm
nhạc. Trong giai điệu cũng như tiếng nói, nét đi lên thường biểu hiện sự thăng tiến của tình cảm, còn nét đi xuống biểu hiện sự dịu lắng, trong khi nét chuyển động bằng phẳng biểu hiện sự tiến triển ñiềm ñạm của những xúc động, còn quãng nhảy rộng biểu hiện một đà bay bổng của những xúc động ấy.
Tiếng nói chính là cơ sở để hình thành giai điệu (tuyến độ cao) trong âm nhạc.
Ta có thể so sánh tiếng nói của người Việt Nam và tiếng nói của người châu Âu thì sẽ thấy rõ tiếng nói có ảnh hưởng đến cấu trúc giai điệu như thế nào. Tiếng nói của người Việt Nam là ngôn ngữ đa thanh có dấu giọng, do đó trong các bài hát giai điệu phải có cấu trúc quãng phù hợp với dấu giọng của lời ca. Còn người châu Âu trong giọng nói không có dấu giọng nên các bài hát không cần tuân theo quy luật trên. Trong một quốc gia nhiều các dân tộc khác nhau thì cũng có những làn điệu dân ca khác nhau phù hợp với phương ngữ của địa phương mình, tiếng nói của dân tộc mình.
Ở khía cạnh nhịp điệu của âm nhạc với nhịp điệu của những động tác, cử chỉ của con người cũng có mối tương quan như thế. Nhịp điệu dồn dập trong nhiều trường hợp biểu hiện sự lo lắng, kích động, nhịp điệu ngắt quãng và đảo ngược biểu hiện sự xao xuyến, bối rối, nhịp điệu đều đặn và khoan thai biểu hiện sự vững vàng và điềm tĩnh. Cùng với âm điệu tiếng nói âm nhạc còn bắt nguồn từ nhịp điệu lao động, là cơ sở để tạo ra tiết tấu trong âm nhạc. Ban đầu chỉ là những tiếng hò dô để thống nhất động tác làm việc của nhiều người, sau dần trở thành nhịp điệu tiết tấu của một làn điệu âm nhạc. Nhịp sinh lý của con người như hơi thở, nhịp tim đập, bước đi cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành tiết tấu trong âm nhạc, nhất là khi được thể hiện vào các động tác nhảy múa (thể loại hành khúc là một thể loại có tiết tấu hình thành trên cơ sở bước đi của con người). Cấu trúc tiết nhạc, câu nhạc cũng phải dựa vào quy luật hơi thở của con người.
Chỗ giống nhau giữa âm nhạc với ngữ điệu của tiếng nói và với các cử chỉ giúp ta hiểu được nội dung ẩn náu trong những âm thanh của nó. Âm nhạc đã lấy từ ngữ điệu của tiếng nói và từ nhịp điệu của các động tác cái khả năng biểu hiện cảm xúc của chúng, đã phát triển vô hạn khả năng đó làm cho nó phong phú thêm. Biểu hiện các tình cảm, các tâm trạng, niềm say mê, đó là điểm mạnh nhất của âm nhạc.
Tóm lại: Nghệ thuật âm nhạc xuất hiện từ thời sơ khai của con người. Các nhân tố như: âm điệu, tiếng nói, nhịp điệu lao động, nhịp sinh lý… tạo nên hai chất liệu quan trọng nhất của âm nhạc đó là tuyến độ cao (cao độ) và tuyến độ ngân (tiết tấu).
3. Âm nhạc với trẻ thơ
Âm nhạc gắn bó mật thiết với cuộc sống và trở thành một nhu cầu lớn không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với mọi lứa tuổi. đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ.
Âm nhạc góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể chất cho trẻ từ đó tạo cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, sự da dạng của các thể loại âm nhạc đưa trẻ em vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú.
Âm nhạc là nghệ thuật có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất, những ấn tượng đẹp sẽ theo suốt cuộc đời các em. đối với trẻ em thì tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc cũng như không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích, thiếu những cái đó thì trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo. Âm nhạc sẽ dẫn dắt trẻ ñi vào thế giới của những điều thiện, tạo ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được.
Âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, đặc biệt là trẻ em, nó tạo ra những cảm xúc, nó khơi gợi ở trẻ tất cả những cái tốt đẹp và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc đem đến cho trẻ cái đẹp, đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái.

8
Chương 1
ÂM THANH VÀ PHƯƠNG PHÁP KÝ ÂM
Nghệ thuật âm nhạc lấy âm thanh làm ngôn ngữ của mình. Trong thiên nhiên có vô vàn âm thanh, nhưng chỉ những âm thanh có chất lượng nhất định mới được dùng trong âm nhạc.
Âm thanh là một hiện tượng vật lý, nó được tạo ra bởi sự dao động của một vật thể đàn hồi nào đó. Những dao động này gọi là những sóng âm. Cơ quan thính giác khi tiếp nhận những sóng âm này đã truyền qua hệ thần kinh của bộ não tạo nên cảm giác về âm thanh. Âm thanh có hai thuộc tính đó là hiện tượng vật lý và cảm giác. Âm thanh được chia thành hai loại:
* Loại âm thanh sử dụng trong âm nhạc (âm thanh mang tính nhạc) bao gồm 4 thuộc tính như: độ cao (cao độ), bộ dài (trường bộ), độ mạnh nhẹ (cường độ), âm sắc (màu sắc của âm thanh).
* Loại âm thanh không mang tính nhạc là những tiếng động không có độ cao xác định như tiếng gõ, đập, tiếng gió, tiếng rì rào của cây cỏ… tuy nhiên trong các tác phẩm âm nhạc người ta có thể dùng những âm thanh này làm hiệu ứng, làm tăng thêm hiệu quả của tác phẩm âm nhạc.
1.1. độ cao
Về mặt vật lý, độ cao là do tần số dao động của một nguồn âm xác định. độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số giao động của thể rung. độ giao động càng nhiều âm thanh càng cao và ngược lại.
1.1.1 Hệ thống âm, hàng âm, bậc và âm cơ bản
* Hệ thống âm
Qua quá trình lâu đời và hợp với những quy luật tự nhiên, con người đã lựa chọn ra những âm thanh dùng trong âm nhạc. Tùy từng thời đại, từng dân tộc, từng địa phương những âm thanh đó được xác định thành những hệ thống khác nhau: Hệ thống âm nhạc 5 âm (hay còn gọi là thang 5 âm), hệ thống âm nhạc 7 âm (hay còn gọi là thang 7 âm)… Hệ thống âm ban đầu chỉ hạn chế trong phạm vi giọng hát của con người, nhưng sau đó cùng với sự phát triển của khí nhạc hệ thống âm cũng được mở rộng dần. Hệ thống âm của chúng ta đang dùng hiện có 97 âm với độ cao khác nhau (Tài liệu tóm tắt về tính chất vật lý của âm thanh).
* Hàng âm
Các âm của hệ thống được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao hoặc ngược lại hình thành hàng âm. Nhìn vào bàn phím đàn Pianô hoặc Oocgan Organ để hình dung ra hàng âm của hệ thống âm, trên đàn có 88 phím đàn được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, tính từ trái sang phải. đây là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt được.
* Bậc và các âm cơ bản
Số lượng âm thanh thì rất lớn chúng chỉ gồm có 7 bậc được gọi là 7 bậc âm cơ bản và được lặp đi, lặp lại tuần hoàn với 7 tên gọi theo thứ tự độ cao đi lên:
đô RÊ MI FA SON LA XI (SI)
Ngoài tên gọi người ta còn dùng chữ cái để ký hiệu các bậc.

C D E F G A H
đô Rê Mi Fa Son La Xi
9
Ở trên bàn phím đàn Piano hoặc Organ các bậc cơ bản chính là những phím trắng và được phân thành nhóm, mỗi nhóm có 5 phím đen xen kẽ. Mỗi nhóm 7 âm cơ bản được coi là một quãng 8. Các bậc cơ bản tương ứng với các phím bàn màu trắng, các phím màu đen là các bậc hoá. đế xác định một âm thuộc nhóm quãng tám nào trong hàng âm, người ta dùng ký hiệu chữ cái chỉ tên âm đó cùng với ký hiệu nhóm quãng tám như sau:
– Quãng tám cực trầm: Chữ cái viết hoa thêm số 2 ở bên dưới
Ví dụ: C
2, G2, A2, H2…
– Quãng tám trầm: Chữ cái viết hoa thêm số 1 ở bên dưới.
Ví dụ: C1, D1, E1, G1…

– Quãng tám lớn: Chứ cái viết hoa
Ví dụ: D, F, G, H…
– Quáng tám nhỏ: Chữ cái viết thường
Ví dụ: c, d, e, g, h..
– Các quãng tám thứ nhất tới quãng tám thứ năm: Chữ cái chỉ tên âm viết
thường với chữ số chỉ nhóm ở phía trên.
Ví dụ: c1, g1; c2, f2; c3, a3; c4, h4; c5…
Quãng tám cực trầm và quãng tám thứ năm là các quãng tám không ñủ âm.
1.1.2. Tầm cữ và khu âm
*Tầm cữ: là khoảng rộng về ñộ cao của các âm tính từ âm trầm tới âm cao nhất.
Tầm cữ nhạc: Là khoảng rộng có hàng âm của hệ thống âm (C2- c5). Tầm cữ của một nhạc khí (tầm cữ đàn piano là A2- c5), một giọng hát (tầm cữ của giọng nữcao là c1- a2), đều nằm trong tầm cữ âm nhạc, là khoảng rộng về độ cao tính từ âm trầm nhất của nhạc khí đó, giọng hát đó có thể phát ra được. Vì vậy tầm cữ của bất kỳ nhạc khí nào, giọng hát nào đều nằm trong tầm cữ nhạc.
* Âm khu: trong một tầm cữ, thông thường người ta thường phân định ra các khu vực âm thanh mang màu sắc khác nhau. đây là các khu âm trầm, khu âm trung và khu âm cao. Ở mỗi loại giọng hát, nhạc khí việc phân định về âm khu không thể có qui định thống nhất.
1.1.3. Hệ thống điều hoà và sự phân chia cung – nửa cung
Trong hệ thống âm nhạc hiện nay một quãng tám được phân chia thành 12 phần bằng nhau gọi là 12 nửa cung. Hệ âm như vậy được gọi là hệ điều hoà. Khoảng cách rộng là 1 cung, khoảng cách hẹp là 1/2 cung. Trong một quãng 8, giữa các bậc cơ bản của hàng âm có 2 nửa cung và 5 nguyên cung. Với các âm cơ bản liền bậc, chúng có khoảng cách như sau:

10
– Nửa cung diatonic và nửa cung cromatic:

+ Nửa cung tạo thành giữa hai bậc khác tên gọi là nửa cung diatonic.
Ví dụ: mi – fa, xi – ñô, fa thăng – sol, la – xi giáng…

+ Nửa cung tạo thành giữa hai bậc cùng tên gọi là nửa cung cromatic.
Ví dụ: fa – fa thăng, xi – xi giáng, sol thăng – sol bình…

Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể nâng cao hoặc hạ thấp nửa cung gọi là bậc chuyển hoá. Tuy lấy từ âm cơ bản, âm hoá, bậc chuyển hoá vẫn là một âm mới hoàn toàn. Trên bàn phím đàn Piano âm hoá là những phím đen nằm giữa hai phím trắng. để cấu tạo các âm hoá, để ký hiệu sự chuyển hoá người ta sử dụng các dấu hoá. Có 5 loại dấu hoá:
Dấu thăng # Nâng cao độ nốt nhạc lên 1/2 cung.
Dấu thăng kép x Nâng cao độ nốt nhạc lên 1 cung.
Dấu giáng b Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống ½ cung.
Dấu giáng kép bb Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống 1 cung.
Dấu hoàn (bình)
Huỷ bỏ hiệu lực của các dấu #, b, x, bb.
Các âm hoá được gọi tên theo âm cơ bản đọc liền với dấu hoá: pha thăng, xi giáng, rê thăng, đô bình … Hoặc có thể dùng hoàn toàn các chữ cái để ký hiệu âm hoá:
is thay cho dấu # es, thay cho dấu b.
isis ,, ,., ,, ,, , x eses, ,,,,,,,,,,,,,,, bb.
Ví dụ: Cis (ñô thăng), Fes (fa giáng)… As (la giáng), Es (mi giáng)…
* Có hai cách sử dụng dấu hoá:
1.1.3.1 Dấu hoá theo khoá: Là dấu hoá đặt ngay sau khoá nhạc ở đầu khuông nhạc và nó có giá trị trong toàn bộ tác phẩm. Tất cả các nốt nhạc mang tên của dấu hoá thì đều phải chịu tác dụng của dấu hoá ở bất cứ quãng tám nào.
Ví dụ:
ƯỚC MƠ (trích)

Nếu giữa khuông nhạc cần thay đổi dấu hoá theo khoá, người ta dùng vạch nhịp kép để kết thúc hiệu lực của dấu hoá ghi đầu khuông rồi tuỳ yêu cầu sẽ bỏ những dấu hoá không cần thiết và ghi dấu hoá mới có hiệu lực trong đoạn, khuông nhạc sau.
11
Ví dụ:
QUÊ HƯƠNG (trích)

1.1.3.2 Dấu hoá bất thường: Dấu hoá bất thường xuất hiện bất thường trong tác phẩm, nó đứng trước nốt nhạc nào thì chỉ định nốt nhạc đó phải hoá. Dấu hoá bất thường có giá trị với các nốt nhạc đứng sau nó và chỉ có giá trị trong một ô nhịp.
Ví dụ:
CHIỀU NGOẠI Ô MATXCƠVA

1.1.3.3 Hoá biểu: Dấu hoá theo khoá có từng bộ từ 1 ñến 7 dấu hoá. Những dấu này xuất hiện theo một trật tự riêng, tuỳ từng loại khoá mà được ghi ở những vị trí nhất định trên khuông nhạc. Bộ dấu hoá theo khoá được gọi là hoá biểu.
1.1.3.3.1 Hoá biểu thăng
: Trật tự xuất hiện của các dấu hoá trên hoá biểu thăng là: FA, đô, SOL, RÊ, LA, MI, XI.

1.1.3.3.2 Hoá biểu giáng
: Trật tự xuất hiện của các dấu hoá trên hoá biểu giáng ngược lại với hoá biểu thăng: XI, MI, LA, RÊ, SOL, đô, FA.

1.1.3.4 Âm trùng: Hai âm có độ cao tuyệt đối như nhau mà tên gọi khác nhau là hai âm trùng. Hiện tượng này được gọi là sự trùng âm.

Ví dụ: Các âm trùng: mi – fa giáng, la thăng – xi giáng, xi thăng – đô

12
1.2. độ dài
độ dài là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh quyết định. Trong âm nhạc, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạng khác nhau.
1.2.1. Nốt nhạc và các giá trị ñộ dài
* Nốt nhạc có hai bộ phận:
– Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh.
– đuôi và dấu móc của nốt nhạc: đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôi nốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt.
* Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:

Nốt tròn Nốt trắng Nốt đen móc đơn móc kép móc ba móc bốn
Mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trước có giá trị gấp đôi nốt đứng sau.
Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:
Nốt trắng = 2 đv
Nốt đen = 1 đv
Nốt móc đơn = 1/2 đv
Nốt móc kép = 1/4 đv
Nốt móc ba = 1/8 ñv
Nốt móc bốn = 1/16 ñv
độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động.
Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời, đó là tính tương đối của các giá trị độ dài.
1.2.2. Khuông nhạc
để xác định độ cao của âm thanh, các nốt nhạc được trình bày trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe song song cách đều nhau tính từ dưới lên.

Với 5 dòng 4 khe, khuông nhạc không đủ để ghi các độ cao nên để diễn tả những độ cao hơn khuông nhạc sẽ dùng các dòng kẻ phụ ngắn cho từng nốt. Các dòng kẻ phụ được đặt trên hoặc dưới khuông nhạc. Vạch và khe phụ bên trên khuông gọi tên theo thứ tự từ dưới lên, vạch và khe phụ bên dưới khuông gọi tên theo thứ tự từ trên xuống.
* Cách ghi các nốt nhạc trong khuông nhạc: Các nốt nhạc được ghi ở nhiều vị trí khác nhau trên khuông nhạc để xác định độ cao, nhưng bao giờ thân nốt nhạc cũng phải ở trên dòng hoặc khe. Ở trên dòng, thân nốt được cắt ngang chính giữa, ở trong khe thân nốt không được chạm vào các dòng. Những nốt nhạc nằm ở phần vạch phụ cũng phải ghi đúng vị trí đã nói, không bao giờ dùng một hoặc một nhóm vạch phụ chung cho hai âm đi liền nhau.
Ví dụ:

Khi ghi từng nốt rời nhau, nốt nhạc thường ở vị trí từ khe thứ 2 trở xuống đuôi nốt nhạc quay lên, nốt nhạc từ khe thứ 3 trở lên đuôi nốt viết quay xuống. Riêng nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 3 có thể quay lên hoặc xuống tùy ý theo giai điệu đi lên hoặc đi xuống
Ví dụ:

1.2.3. Khóa nhạc

Là ký hiệu ghi ở đầu khuông nhạc để chỉ định tên các nốt nhạc, đồng thời xác định vị trí cao độ của chúng trong hàng âm của hệ thống nhạc. Có ba loại khoá nhạc thường dùng: Khoá son dòng 2, Khoá đô dòng 3, Khoá pha dòng 4.
1.2.3.1 Khoá son xác định âm son của quãng 8 thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá son dòng 2 thứ tự của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:

đÔ1 RÊ MI FA SOL LA XI đÔ2

1.2.3.2 Khoá Pha xác định âm pha của quãng 8 nhỏ (f) nằm trên dòng thứ tư của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá Pha dòng 4 vị trí của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:

FA SOL LA XI đÔ RÊ MI FA1
1.2.3.3 Khoá đô Altô xác định âm đô quãng 8 thứ nhất nằm trên dòng thứ ba của khuông nhạc. Căn cứ vào khoá đô dòng 3 vị trí của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:

đÔ1 RÊ MI FA SOL LA XI đÔ2

độ cao tương quan giữa ba loại khoá:

C1C1C1

14
1.2.4. Dấu tăng giá trị độ dài
Trong nhiều trường hợp, những nốt nhạc đã có vẫn không đủ đáp ứng những yêu cầu thể hiện độ dài của âm thanh, người ta phải bổ sung bằng nhiều hình thức với nhiều ký hiệu tăng thêm độ dài.
1.2.4.1. Dấu nối (dấu liên kết)
Dấu nối là một hình vòng cung nối liền hai hoặc nhiều nốt có cùng độ cao tuyệt đối ở cạnh nhau. độ dài chung bằng tổng độ dài của các nốt có dấu nối đi kèm.
Ví dụ:
ƯỚC MƠ NGÀY MAI (trích)

1.2.4.2. Dấu chấm dôi
Dấu chấm dôi là dấu chấm nhỏ đặt bên phải cạnh nốt nhạc làm tăng thêm nửa độ dài sẵn có.
Ví dụ :
HÀNH KHÚC đỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (trích)

Dấu chấm thứ hai có giá trị bằng nửa độ dài dấu chấm thứ nhất. Dấu chấm dôi có thể dùng cho cả dấu lặng.
Ví dụ:

1.2.4.3. Dấu miễn nhịp (dấu ngân tự do, dấu chấm lưu)
Là một hình vòng cung ở giữa có một dấu chấm. Dấu này đặt ở trên hay dưới nốt nhạc hoặc dấu lặng cho phép tự do xử lý độ dài của nốt nhạc, dấu lặng đó tuỳ theo sở thích và ý đồ thể hiện mà không phụ thuộc vào giá trị quy định cho nốt nhạc hoặc dấu lặng đó.
Ví dụ:

1.2.5. Dấu lặng
Lặng là thời gian ngừng vang của âm thanh, là khoảnh khắc im lặng, là sự ngừng nghỉ trong âm nhạc. Lặng cũng là một loại chất liệu dùng trong cấu trúc âm nhạc. Thời gian im lặng trong âm nhạc được xác định bằng các dấu lặng. Dấu lặng cũng được qui định độ dài và gọi tên dựa vào các nốt nhạc.

lặng tròn: lặng trắng: lặng đen: lặng đơn: lặng kép: lặng móc tam: lặng móc tứ
– Dấu chấm, dấu ngân tự do cũng được dùng với các dấu lặng và cũng có hiệu lực tương tự như với các nốt nhạc

– Dấu lặng cũng được dùng bình thường trong các chùm nốt đặc biệt như các nốt cùng giá trị.

– Khi muốn lặng cả 1 nhịp có thể dùng dấu lặng trắng.

1.2.6. Những hình thức phân chia đặc biệt của các giá trị độ dài

Các nốt nhạc bình thường có thể phân đôi, nốt nhạc có chấm có thể phân ba.
Phân đôi nốt nguyên và phân ba nốt có chấm là cách phân chia cơ bản của các giá trị độ dài. Bên cạnh cách phân chia cơ bản còn có những hình thức phân chia đặc biệt.
1.2.6.1. Chùm nốt phân chia đặc biệt từ một nốt nguyên
Chùm ba: đây là hình thức đem chia ba một nốt nguyên thay cho sự chia hai.

Chùm 5: Là hình thức đem một nốt nguyên chia thành 5 phần bằng nhau thay cho sự chia 4.

Ngoài ra còn có chùm 6, chùm 7, chùm 9…
1.2.6.2. Chùm nốt phân chia đặc biệt từ một nốt có chấm
Chùm 2. đây là hình thức đem một nốt có chấm chia 2 thay cho sự chia 3.

Chùm 4. đây là hình thức đem một nốt có chấm chia 4 thay cho sự chia 3.

Ngoài ra còn có chùm 7, 10…
1.2.7. Những ký hiệu và quy ước viết tắt
Trong ghi chép nhạc để giảm bớt việc ghi chép bằng nốt nhạc người ta dùng nhiều ký hiệu quy ước viết tắt.
1.2.7.1. Dấu quay lại (dấu nhắc lại)
Là ký hiệu chỉ định một đoạn nhạc được nhắc lại hai lần.

Ví dụ:

Nếu nhắc lại lần hai có thay đổi thì sử dụng khung thay đổi.
Ví dụ:
TRÊN CON đƯỜNG đẾN TRƯỜNG (trích)

Ngô Mạnh Thu

1.2.7.2. Dấu hồi. (dấu segno)
Là dấu hiệu dùng để chỉ định việc nhắc lại một bộ phận của tác phẩm. đi cùng với dấu có thể có thêm chữ D.C (Da capo) và Fine.
Ví dụ:

Khi yêu cầu phải lặp lại nhiều hơn nữa và lần trở lại cuối cùng có bỏ bớt một đoạn nhạc ở giữa bài người ta dùng dấu (coda)
Ví dụ:

* Dấu nhắc lại từng nhịp, dấu này dặt trong một ô nhịp.

* Dấu nhắc lại một âm hình trong một nhịp.

1.3. độ vang (cường độ)

độ vang là sức ngân mạnh yếu của âm thanh. Về mặt vật lý biên độ của dao động quyết định độ vang. ðộ vang thường được chỉ định bằng một số từ tiếng Ý thông dụng ở nhiều nước. Những từ đó được viết tắt, ghi dưới khuông nhạc gọi chung là sắc thái. Chúng có hiệu lực chỉ định độ vang cho cả đoạn nhạc hoặc một số nhịp.
1.3.1. Ký hiệu chỉ sắc thái
Ký hiệu Ý nghĩa
Piano (p) nhỏ, yếu.
Pianissimo(pp) rất nhỏ.
Mezzopiano(mp) hơi nhỏ.
Mezzoforte(mf) hơi mạnh.
Forte(f) mạnh.
Fortissimo(ff) rất mạnh…
Mạnh dần, to dần lên.
Nhỏ dần
Crescendo (cresc) To lên
Poco a poco To dần lên
Diminuedo ( dim) Nhỏ đi …
Ký hiệu chỉ sắc thái thường hay được ký hiệu bằng tiếng Ý, ở nhiều quốc gia khác nhau thì ký hiệu chỉ sắc thái còn được sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ viết khác nhau.
Ví dụ:
ANH VẪN HÀNH QUÂN (trích)

1.3.2. Nhấn, ngắt

* Ngắt và ký hiệu ngắt (.), (v) và (-). Ngắt là cách thể hiện các âm tách rời nhau ra, ký hiệu ngắt được ghi ở trên hay dưới nốt nhạc.
Ví dụ:

* Dấu nhấn (>): Nhấn là cách xử lý độ vang một âm cho nổi bật hơn các âm khác. Dấu nhấn được ghi trên hoặc dưới nốt nhạc.
Ví dụ:
QUÊ EM (trích)

1.3.3. Dấu luyến
Ngược với ngắt là luyến, đây là cách thể hiện các âm quyện chặt với nhau. Dấu luyến là một hình vòng cung dùng để nối 2 hoặc nhiều âm có độ cao khác nhau để chỉ định phần luyến của các âm đó lại. Trong nhạc hát dấu luyến nối chung các nốt vào một lời ca.
Ví dụ:

1.3.4. Âm tô điểm
Âm tô điểm là những âm hình giai điệu bổ sung, tô điểm cho các âm chính của giai điệu. độ dài của các âm tô điểm ñược tính vào độ dài của âm đứng trước nó hoặc vào âm mà nó tô điểm. Trong tác phẩm âm tô điểm được ghi bằng những nốt nhỏ.
Ví dụ
BÀI CA BÊN CÁNH VÕNG (trích)

Ngoài ra còn có các ký hiệu chỉ sắc thái khác như: Âm vỗ ( ), láy chùm(), láy rền ( )… Những ký hiệu này thường gặp trong các tác phẩm khí nhạc.
– Láy chùm

– Láy rền

20
Chương 2
NHỊP đIỆU – CÁC LOẠI NHỊP – NHỊP ðỘ
2.1. Nhịp điệu, các loại nhịp
2.1.1. Nhịp điệu
Nhịp điệu là mối quan hệ về độ dài giữa các âm nối tiếp nhau. Những âm thanh này nối tiếp nhau một cách có tổ chức để cùng với độ cao chúng xây dựng nên hình tượng âm nhạc. Trong âm nhạc nhịp liệu kết hợp chặt chẽ với độ cao của âm thanh không thể tách rời. Tuy nhiên xét cho cùng nhịp điệu là cơ bản vì thông qua tình cảm con người nhịp điệu trở thành linh hồn của âm nhạc.
Hình nhịp điệu (hình tiết tấu): Những nhóm nốt có tổ chức độ dài giống hoặc gần giống nhau xuất hiện liên tục trong một bộ phận hay toàn bộ tác phẩm được gọi là hình tiết tấu.
Ví dụ:
BÀI CA đI HỌC

Ca khúc trên được xây dựng và phát triển từ một âm hình tiết tấu. [

Hình tiết tấu có một vị trí quan trọng trong cấu trúc tác phẩm. Nhịp điệu hình thành từ những hoạt động của con người: hơi thở, nhịp tim, bước đi và những hoạt động khác. Chính nhịp điệu quyết định không khí của một tác phẩm âm nhạc và trực tiếp tác động vào tâm sinh lý người nghe.
2.1.2. Nhịp
* Trọng âm: Trong âm nhạc sự nối tiếp các âm thanh với những phách có thời gian bằng nhau tạo nên sự chuyển động nhịp nhàng của âm nhạc. Trong sự chuyển động nhịp nhàng đó có một số âm thanh nổi lên mạnh hơn. Những âm thanh này gọi là trọng âm (>). Những phách có trọng âm gọi là phách mạnh. Những phách không có trọng âm gọi là phách nhẹ.
Ví dụ:

* Tiết nhịp. Sự nối tiếp đều đặn theo quy luật của các phách mạnh và phách nhẹ gọi là tiết nhịp. Phách trong tiết nhịp có thể được thể hiện bằng các độ dài khác nhau. Do vậy sự thể hiện các phách của tiết nhịp bằng một độ dài nhất định gọi là loại nhịp.
* Nhịp là chu kỳ của sự tuần hoàn của phách mạnh và phách nhẹ với giá trị độ dài xác định cho mỗi phách. Nhịp bắt ñầu từ phách mạnh và kết thúc trước khi xuất hiện phách mạnh mới.
* Số chỉ nhịp: Là phân số ghi ở đầu bản nhạc, số trên của phân số (tử số) chỉ số phách trong một nhịp, số dưới của phân số chỉ độ dài của mỗi phách bằng một phần bao nhiêu nốt tròn, bằng cách lấy nốt tròn chia cho số dưới (mẫu số).
Ví dụ:
1) Nhịp 2 4 có 2 phách trong một nhịp, phách được tính bằng nốt đen.

2) Nhịp 3 8 có 3 phách trong một nhịp, phách được tính bằng móc đơn.

3) Nhịp 4 4
có 4 phách trong một nhịp, phách được tính bằng nốt đen.

Số chỉ nhịp không viết theo kiểu phân số mà ghi số trên số dưới và ghi một lần ở đầu khuông nhạc thứ nhất ngay sau khoá nhạc và hoá biểu nếu tác phẩm chỉ dùng một loại nhịp.
Ví dụ:
QUÊ TÔI NGƯỜI MIỀN NAM

Trong tác phẩm nếu có sự thay đổi về nhịp thì số chỉ nhịp mới được ghi ở đầu đoạn nhạc đã thay đổi loại nhịp ngay sau vạch nhịp kép.
Ví dụ:
HOA THƠM BƯỚM LƯỢN (trích)

* Ô nhịp: Trong bản nhạc được chia thành nhiều ô nhỏ chứa nốt nhạc, đoạn nhạc từ phách mạnh này sang phách mạnh tiếp theo gọi là ô nhịp.Ví dụ:

> > > >
Ô nhịp
* Vạch nhịp: Trong ghi chép nhạc các ô nhịp cách nhau bằng một vạch thẳng đứng cắt ngang khuông nhạc, vạch này gọi là vạch nhịp. Vạch nhịp đặt trước các phách mạnh.
Ví dụ:

Vạch nhịp
* Nhịp lấy đà (nhịp thiếu): Có những bản nhạc không bắt đầu bằng phách mạnh, do đó ô nhịp ñầu sẽ không đủ phách, gọi là nhịp lấy đà (nhịp thiếu) thông thường ô nhịp cuối cũng là thiếu. Nhịp lấy đà có thể là:
– Thiếu cả phách mạnh.
Ví dụ:
– Thiếu phần đầu của phách mạnh.
Ví dụ:
KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM (trích)

– Chỉ có một phần phách nhẹ sau cùng.
Ví dụ:
EM YÊU HOÀ BÌNH (trích)

* Vạch nhịp kép: Khi kết thúc một đoạn nhạc hay toàn bộ tác phẩm người ta thường dùng vạch nhịp kép.
Ví dụ:
MÈO ðI CÂU CÁ (trích)

2.1.3. Các loại nhịp
Với các dạng phách khác nhau, với giá trị độ dài qui định cho mỗi phách khác nhau, nhịp được phân định thành nhiều loại. Có 3 loại nhịp chính đó là: nhịp đơn, nhịp kép (nhịp phức) và nhịp hỗn hợp.
2.1.3.1. Nhịp đơn
Nhịp đơn là loại nhịp có 2 hoặc 3 phách với phách thứ nhất là phách mạnh, các phách còn lại là phách nhẹ. Trong từng ô nhịp độ dài của phách thường được phân nhóm.
Ví dụ:
1) Loại nhịp 2 4

> > > > >
2) Loại nhịp 3 4

> > > > >
3) Loại nhịp 2 8

> > > > >

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *